Kinh doanh phòng khám nha khoa hay còn gọi là phòng khám răng – hàm- mặt, là nơi cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng, bao gồm: khám, chữa bệnh, phòng ngừa và thẩm mỹ răng miệng. Phòng khám nha khoa là một trong những cơ sở y tế thiết yếu, cần thiết cho mỗi người. Vậy Kinh doanh phòng khám nha khoa cần điều kiện như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây.
Vị trí pháp lý kinh doanh phòng khám nha khoa
Theo quy định điểm g – Khoản 4 – Điều 22 – Nghị định 109/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 12/11/2018 thì Kinh doanh phòng khám nha khoa là một trong những hình thức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều kiện thành lập Kinh doanh phòng khám nha khoa
Theo quy định tại Khoản 8 – Điều 11 – Nghị định 155/2018/NĐ-CP thì Kinh doanh phòng khám nha khoa cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
Về cơ sở vật chất
- Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động);
- Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
- Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ;
- Trường hợp thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant) thì phải có phòng hoặc khu vực riêng dành cho việc thực hiện thủ thuật. Phòng hoặc khu vực thực hiện thủ thuật phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn;
Trang thiết bị y tế
- Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.
- Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa
Nhân lực
Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Kinh doanh phòng khám nha khoa phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và trưởng các khoa chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.
- Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được thể hiện bằng văn bản;
- Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở.
Hồ sơ đăng ký học ngành răng hàm mặt gồm:
1: Bằng, bảng điểm văn bằng thứ nhất hoặc bằng , học bạ tốt nghiệp trung học phổ thông công chứng mỗi loại ( 02 bản )
2: Hộ khẩu công chứng ( 02 bản )
3: Giấy khai sinh (02 bản )
4: Chứng minh nhân dân ( 02 bản)
5: Giấy khám sức khỏe (01 bản )
6: 4 ảnh 4*6
7:Sơ yếu lý lịch có xác nhận dấu địa phương hoặc hoặc cơ quan làm việc
Với trung cấp thêm
8:Phiếu tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp
Chi tiết liên hệ: Trường trung cấp Y dược Tôn Thất Tùng
– Tại Hà Nội: Số 28- Đường Vườn Cam- P. Phú Đô- Q.Nam Từ Liêm-Tp.Hà Nội.
– Tại Ninh Bình: Số 8- Đường Phạm Thận Duật- P. Bích Đào- Tp. Ninh Bình.
– Tại Tp HCM: Số 168 Bis Phan Văn Trị- P5- Q. Gò Vấp- Tp HCM ( Trong cục trung tâm Y tế Dự Phòng quân Đội Phía Nam).
Mọi chi tiết liên hệ : Ban tư vấn tuyển sinh Cô Vân 0978 960 986 _ 0933 960 986
Lưu ý: Các em liên hệ trước với ban tư vấn tuyển sinh để được hướng dẫn hỗ trợ tốt nhất
ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN
- Điều kiện học văn bằng 2 trung cấp điều dưỡng tại TPHCM
- Liên thông đại học điều dưỡng năm 2024
- Địa chỉ học trung cấp Y học cổ truyền uy tín
- Điều kiện học chứng chỉ điều dưỡng đa khoa tại tp.HCM.
- Việc làm khi học y sĩ hệ văn bằng 2 thế nào?
- Lớp trung cấp điều dưỡng học thứ 7 chủ nhật
- Tìm hiểu học phí ngành chẩn đoán hình ảnh hệ trung cấp
- Học chứng chỉ xét nghiệm ngắn hạn hệ chính quy uy tín 2024
- Mở cửa hàng mắt kính cần điều kiện gì?