Thủ tục, điều kiện mở phòng khám răng hàm mặt kinh doanh luôn là câu hỏi khiến cho những chủ phòng khám phải đau đầu trước khi mở phòng khám. Liệu rằng, những người chuẩn bị mở phòng khám nha khoa đều đã nắm rõ các thủ tục, điều kiện này không?
Các điều kiện mở phòng khám răng hàm mặt kinh doanh mà chủ phòng khám cần đáp ứng
Nằm trong doanh mục kinh doanh có điều kiện, chủ phòng khám muốn mở phòng khám răng hàm mặt kinh doanh cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau trong quy định pháp luật hiện hành.
Về chủ thể mở phòng khám răng hàm mặt kinh doanh
Điều kiện mở phòng khám răng hàm mặt kinh doanh đầu tiên chính là lựa chọn chủ thể phòng khám. Hiện nay, về mặt hình thức, chủ thể có đủ tư cách vận hành hoạt động kinh doanh của phòng khám gồm hai loại: công ty và hộ cá thể. Để lựa chọn chính xác tư cách chủ thể, chủ phòng khám cần phải cân nhắc và đánh giá dựa vào quy mô hoạt động kinh doanh của phòng khám.
- Với quy mô vừa và nhỏ, không cần mở nhiều chi nhánh và hoạt động trên khắp các tỉnh thành, tư cách hộ cá thể chính là sự lựa chọn hợp lý dành cho bạn. Điều đó, sẽ giúp bạn giảm thiểu được các thủ tục, điều kiện để mở phòng khám nha khoa, tối ưu được các chi phí, cắt giảm được một số loại thuế và sổ sách.
- Với quy mô lớn, hoạt động bài bản trên khắp các tỉnh thành, bạn nên đăng ký tư cách chủ thể là công ty. Trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp, bạn sẽ đăng kí vào ngành nghề kinh doanh liên quan đến khám chữa bệnh.
- Việc đăng ký mở phòng khám răng hàm mặt kinh doanh dưới tư cách chủ thể là công ty, sẽ giúp chủ phòng khám dễ dàng tạo dựng được một thương hiệu uy tín trong lòng khách hàng, dễ dàng mở rộng mạng lưới khách hàng, tạo mối quan hệ, hợp tác với nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ khác.
Đáp ứng tiêu chuẩn cơ sở vật chất mở phòng khám răng hàm mặt kinh doanh
- Về địa điểm mở phòng khám răng hàm mặt kinh doanh, chủ phòng khám phải đảm bảo được rằng địa chỉ phòng khám rõ ràng nằm tách biệt với hộ gia đình.
- Nếu mở phòng khám răng hàm mặt kinh doanh được đặt tại nơi mà chủ phòng khám sở hữu, thì phải chứng minh được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Ngược lại, địa điểm phòng khám là thuê thì cần phải chứng minh được hợp đồng thuê với chủ sở hữu đất kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và nhà ở gắn với đất.
- Về việc sử dụng các thiết bị bức xạ (máy chụp X-quang răng và ghế răng), phòng khám phải đảm bảo tuân theo những quy định về an toàn bức xạ của pháp luật.
- Về hoạt động cấy ghép răng(implant), chủ thể cần phải minh chứng được khu vực riêng có đủ diện tích và dụng cụ kỹ thuật để thực hiện hoạt động kinh doanh này.
- Để thực hiện các thủ thuật bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant), diện tích phòng thủ thuật phải đảm bảo được tối thiểu là 10m2.
- Nếu phòng khám có hơn một ghế răng, diện tích mỗi ghế răng cần đảm bảo tối thiểu 5m2.
- Việc khử trùng và vệ sinh phải đảm bảo theo quy định của pháp luật. Để khử trùng các vật dụng y tế tái sử dụng, phòng khám cần phải bố trí một khu riêng đầy đủ cơ sở vật chất và thiết bị khử trùng. Tuy nhiên, nếu không có khu vực riêng, các phòng khám cũng có thể ký hợp đồng với bên thứ ba để khử trùng.
Điều kiện để mở phòng khám răng hàm mặt kinh doanh chính là đáp ứng đầy đủ các điều kiện về trang thiết bị y tế. Vậy điều kiện ấy là gì?
- Thiết bị, dụng cụ y tế phải có đầy đủ tương ứng với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký
- Thuốc chống sốc và thuốc cấp cứu chuyên khoa phải luôn luôn có đủ
- Phòng khám bắt buộc phải có thùng rác y tế, khu vực xử lý nước thải y tế đạt chuẩn theo quy định của pháp luật.
Điều kiện mở phòng khám răng hàm mặt kinh doanh quan trọng nhất: nhân sự phòng khám
- Hiện nay, vấn đề bác sĩ không bằng cấp hành nghề trong các phòng khám trở thành chủ đề nóng và nhức nhối trong toàn xã hội. Theo quy định của pháp luật, điều kiện để mở phòng khám răng hàm mặt kinh doanh chính là có một người đứng ra chịu trách nhiệm chuyên môn và có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa Răng- Hàm-Mặt.
- Bác sĩ có chứng chỉ đa khoa muốn mở phòng khám nha khoa thì cần phải có thêm chứng chỉ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt.
- Thời gian hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn là 36 tháng sau khi cấp chứng chỉ và 54 tháng sau khi tốt nghiệp.
- Mỗi người chịu trách nhiệm chuyên môn chỉ được đứng tên duy nhất một phòng khám.
- Mọi thành viên trong phòng khám phải có chứng chỉ chuyên môn và phạm vi hành nghề theo công việc được giao.
Hồ sơ đăng ký ngành Kỹ thuật viên răng hàm mặt gồm:
1: Bằng, bảng điểm văn bằng thứ nhất hoặc bằng , học bạ tốt nghiệp trung học phổ thông công chứng mỗi loại ( 02 bản )
2: Hộ khẩu công chứng ( 02 bản )
3: Giấy khai sinh (02 bản )
4: Chứng minh nhân dân ( 02 bản)
5: Giấy khám sức khỏe (01 bản )
6: 4 ảnh 4*6
7:Sơ yếu lý lịch có xác nhận dấu địa phương hoặc hoặc cơ quan làm việc
Với trung cấp thêm
8:Phiếu tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp
Chi tiết liên hệ: Trường trung cấp Y dược Tôn Thất Tùng
– Tại Hà Nội: Số 28- Đường Vườn Cam- P. Phú Đô- Q.Nam Từ Liêm-Tp.Hà Nội.
– Tại Ninh Bình: Số 8- Đường Phạm Thận Duật- P. Bích Đào- Tp. Ninh Bình.
– Tại Tp HCM: Số 168 Bis Phan Văn Trị- P5- Q. Gò Vấp- Tp HCM ( Trong cục trung tâm Y tế Dự Phòng quân Đội Phía Nam).
Mọi chi tiết liên hệ : Ban tư vấn tuyển sinh Cô Vân 0978 960 986 _ 0933 960 986
Lưu ý: Các em liên hệ trước với ban tư vấn tuyển sinh để được hướng dẫn hỗ trợ tốt nhất
ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN
- Điều kiện học văn bằng 2 trung cấp điều dưỡng tại TPHCM
- Liên thông đại học điều dưỡng năm 2024
- Địa chỉ học trung cấp Y học cổ truyền uy tín
- Điều kiện học chứng chỉ điều dưỡng đa khoa tại tp.HCM.
- Địa chỉ học văn bằng 2 trung cấp y sĩ 2021 tại TPHCM.
- Học online văn bằng 2 chẩn đoán hình ảnh ở đâu uy tín?
- Học trung cấp xét nghiệm bao lâu có thể đi làm
- Học trung cấp chẩn đoán hình ảnh có dễ xin việc không? [2024]
- Học liên thông cao đẳng điều dưỡng thứ 7 chủ nhật hiện nay?